TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
- Thứ tư - 01/06/2022 15:01
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trong các dịp nghỉ hè, nhiều gia đình, cơ quan, trường học sẽ tổ chức cho các bạn học sinh đi nghỉ mát, tắm biển. Khi nghỉ hè các em cũng thường tự rủ nhau đi tắm mát ở sông, suối, ao, hồ... do đó nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước là rất cao. Mỗi khi mùa hè đến, lo lắng về đuối nước luôn thường trực và có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào. Thời gian gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải nhiều vụ trẻ em đuối nước rất thương tâm do sự bất cẩn của người lớn
Đuối nước không chỉ xảy ra ở sông, suối, ao hồ,... mà còn có thể xảy ra ở ngay tại nhà, nơi làm việc, nhà trường, nhà trẻ.... Vì thế các bậc phụ huynh, mọi người cần có hiểu biết cách phòng và kĩ năng xử trí tai nạn đuối nước là rất cần thiết.
Đuối nước là một tai nạn bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng, khó lường trước được và gây ra những thương tổn và có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi nhất là ở lứa tuổi học sinh. Vì ở lứa tuổi các em thường hiếu động, thích tò mò và chưa có kiến thức, chưa có kỹ năng phòng, tránh nên rất dễ bị tai nạn đuối nước.
Vì vậy mọi người dân và học sinh cần lưu ý một số thông tin sau:
1. Chết đuối được gọi là cái chết do ngạt thở trong nước, có thể là do uống nhiều nước, nước vào phổi hoặc đường hô hấp làm ngạt thở.
Vậy chúng ta cần làm gì để tránh nạn đuối nước?
Hãy tránh xa dòng nước khúc sông sâu, những dòng nước xoáy, những ao, hồ, đập, sông trong khi không biết bơi mà không có người lớn và phao bên cạnh mình.
2. Nguyên nhân đuối nước.
- Do người lớn, trẻ em thiếu ý thức, kiến thức về mối nguy hiểm, các yếu tố nguy cơ, và kỹ năng phòng tránh đuối nước.
- Do môi trường trên địa bàn có những yếu tố nguy cơ như: Sông, Hồ đập và nhiều Ao sâu...có nơi không có biển báo nguy hiểm, không có rào chắn.
3. Xử lí khi gặp tai nạn đuối nước:
- Khi phát hiện thấy người bị rơi ngã xuống nước, cần hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân. Tuyệt đối không được nhảy theo cứu nạn nhân nếu mình không biết bơi và không biết cách cứu đuối vì bản thân mình cũng có thể bị đuối nước.
- Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nước bằng cách đưa cánh tay, cây sào dài cho nạn nhân nắm, ném phao có buộc dây thừng... và kéo nạn nhân lên bờ một cách an toàn. Có thể ném một sợi dây dài, chắc... từ bờ để nạn nhân túm lấy được dây thừng và kéo nạn nhân vào bờ, hoặc cùng với mọi người vớt nạn nhân lên...
4. Để phòng, chống tai nạn đuối nước ở trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ, mọi người cần quan tâm đến công việc sau đây:
Đối với trẻ lớn và người lớn:
- Khi đi bơi nên đi chung với những người bơi giỏi và nên mang theo phao khi đi bơi.
- Không ăn no, không uống rượu trước khi xuống nước.
Đối với trẻ nhỏ:
- Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên.
- Không được đi tắm, bơi ngoài sông, hồ đập mà không có người lớn biết bơi đi kèm.
- Không chơi, đùa nghịch quanh ao, hồ nước, hố sâu, để tránh bị ngã, rơi xuống hố.
Để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra cho bản thân và những người thân trong gia đình rất mong bà con nhân dân trên địa bàn Thị trấn, các em học sinh thực hiện tốt cách phòng tránh đuối nước để các em có một mùa hè an toàn và bổ ích./.
Đuối nước là một tai nạn bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng, khó lường trước được và gây ra những thương tổn và có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi nhất là ở lứa tuổi học sinh. Vì ở lứa tuổi các em thường hiếu động, thích tò mò và chưa có kiến thức, chưa có kỹ năng phòng, tránh nên rất dễ bị tai nạn đuối nước.
Vì vậy mọi người dân và học sinh cần lưu ý một số thông tin sau:
1. Chết đuối được gọi là cái chết do ngạt thở trong nước, có thể là do uống nhiều nước, nước vào phổi hoặc đường hô hấp làm ngạt thở.
Vậy chúng ta cần làm gì để tránh nạn đuối nước?
Hãy tránh xa dòng nước khúc sông sâu, những dòng nước xoáy, những ao, hồ, đập, sông trong khi không biết bơi mà không có người lớn và phao bên cạnh mình.
2. Nguyên nhân đuối nước.
- Do người lớn, trẻ em thiếu ý thức, kiến thức về mối nguy hiểm, các yếu tố nguy cơ, và kỹ năng phòng tránh đuối nước.
- Do môi trường trên địa bàn có những yếu tố nguy cơ như: Sông, Hồ đập và nhiều Ao sâu...có nơi không có biển báo nguy hiểm, không có rào chắn.
3. Xử lí khi gặp tai nạn đuối nước:
- Khi phát hiện thấy người bị rơi ngã xuống nước, cần hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân. Tuyệt đối không được nhảy theo cứu nạn nhân nếu mình không biết bơi và không biết cách cứu đuối vì bản thân mình cũng có thể bị đuối nước.
- Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nước bằng cách đưa cánh tay, cây sào dài cho nạn nhân nắm, ném phao có buộc dây thừng... và kéo nạn nhân lên bờ một cách an toàn. Có thể ném một sợi dây dài, chắc... từ bờ để nạn nhân túm lấy được dây thừng và kéo nạn nhân vào bờ, hoặc cùng với mọi người vớt nạn nhân lên...
4. Để phòng, chống tai nạn đuối nước ở trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ, mọi người cần quan tâm đến công việc sau đây:
Đối với trẻ lớn và người lớn:
- Khi đi bơi nên đi chung với những người bơi giỏi và nên mang theo phao khi đi bơi.
- Không ăn no, không uống rượu trước khi xuống nước.
Đối với trẻ nhỏ:
- Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên.
- Không được đi tắm, bơi ngoài sông, hồ đập mà không có người lớn biết bơi đi kèm.
- Không chơi, đùa nghịch quanh ao, hồ nước, hố sâu, để tránh bị ngã, rơi xuống hố.
Để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra cho bản thân và những người thân trong gia đình rất mong bà con nhân dân trên địa bàn Thị trấn, các em học sinh thực hiện tốt cách phòng tránh đuối nước để các em có một mùa hè an toàn và bổ ích./.