Hội Nông dân Thị trấn Đô Lương làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm

Thứ hai - 17/10/2022 14:23
Thời gian qua, an toàn thực phẩm là vấn đề “nóng” luôn được cả xã hội quan tâm. Mặc dù các ngành chức năng đã nỗ lực kiểm soát, ngăn ngừa các nguy cơ gây mất ATTP, nhưng ý thức của người sản xuất, kinh doanh và sử dụng thực phẩm trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, người tiêu dùng không lúc nào vơi bớt nỗi lo về thực phẩm “bẩn”.
Thị trấn Đô Lương là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị của huyện Đô Lương, có chợ Hải An, có khu đô thị vườn xanh, là đầu mối cung ứng tiêu thụ sản phẩm của các huyện lân cận, nên có nhiều nguồn hàng, thực phẩm được đưa về buôn bán, trong đó một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã phù phép các thành phần không rõ nguồn gốc, xuất xứ, việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn, hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng và không đúng theo thành phần nguyên liệu được lẫn lộn nhập về khiến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn và người tiêu dùng vẫn sử dụng sản phẩm hàng ngày, vô tình đã tác động đối với sức khỏe con người, lâu dần tích lũy các chất độc hại ở một số co quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh.
Untitled
Do vậy vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của địa phương đã và đang phát triển. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch.
Trước thực trạng về thực phẩm không đảm bảo ATTP, Hội nông dân Thị đã thường xuyên tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, các đơn vị tổ chức, cá nhân trên địa bàn nhằm tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau, đồng thời phối hợp với đoàn kiểm tra các hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Thị trong suốt quá trình có đảm bảo thực hiện các quy định VSATTP nơi chế biến và kinh doanh.
          Bên cạnh đó Hội nông dân Thị trấn đang tập trung thực hiện các giải pháp sau:
          Thứ nhất: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cán bộ, hội viên về các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đảm bảo ATTP trong sản xuất và kinh doanh, đưa nhiệm vụ này vào chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của Hội Thị.
          Và ngay từ đầu năm Hội Thị đã triển khai cho hội viên, nông dân thực hiện cam kết sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản, các sản phẩm từ nông nghiệp đảm bảo ATTP. Đồng thời tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật cho hội viên, nông dân trên địa bàn Thị.
          Thứ hai: Thành lập tổ hội nghề nghiệp, tổ hợp tác, mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, hiệu quả. Đến thời điểm hiện nay Hội ND Thị đã thành lập tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi cá, tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi gà, tổ hội nghề nghiệp dịch vụ tổ chức sự kiện, và đặc biệt năm 2021 thành lập tổ hợp tác sản xuất bánh đa - kẹo lạc Thị trấn. Từ đó đã hoàn thiện về mặt sản phẩm, hồ sơ đăng ký 5 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng theo chương trình OCOP mỗi xã 1 sản phẩm năm 2021, và đã được UBND tỉnh Nghệ An cấp giấy chứng nhận cho 3 sản phẩm đạt hạng 3 sao gồm. Bánh đa vừng, kẹo lạc, kẹo cu đơ. Từ đó đã khẳng định công tác tuyên truyền, vận động của Hội Thị cũng như nhận thức của các hộ sản xuất, kinh doanh đã đặc biệt chú trọng đến các quy định về ATTP, từ ngay khâu chuẩn bị các loại nguyên liệu đầu vào được lựa chọn kỹ càng từ các nhà cung ứng, quá trình bảo quản, sơ chế nguyên vật liệu được chú trọng để tránh gây ẩm mốc cho gạo, lạc, vừng và các loại khác, tránh sinh ra chất độc hại trong quá trình bảo quản gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. từ đó đưa vào sản xuất sản phẩm truyền thống đảm bảo ATTP, thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ ở các đơn vị có chức năng. Tuân thủ các quy định về VSATTP trong sản xuất và lưu hành sản phẩm đúng theo tiêu chuẩn chất lượng đã công bố hoặc được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy. Không sử dụng hóa chất phụ gia, nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng. Tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất để tạo ra được sản phẩm đảm bảo VSATTP có sức cạnh tranh, đáp ứng ngày càng cao an toàn cho người tiêu dùng.
z3771790839881 b6436b5cc7ceb6cd2c2bbb614fab537a
Và cuối cùng, nhiệm vụ quan trọng nhất của Hội là thay đổi ý thức của từng cá nhân về vệ sinh an toàn thực phẩm; Rõ ràng khi ý thức của người nông dân chưa tốt họ biết sai mà họ vẫn làm, họ biết sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe ngừơi tiêu dùng mà họ vẫn làm; vì vậy chúng ta cần thay đổi ý thức của từng người dân; khi ý thức của cá nhân thay đổi thì cả tập thể thay đổi; ý thức cộng đồng thay đổi, đó là khi vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm mới được giải quyết

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Các tin khác

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây