Máy đóng đai cầm tay là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Thứ tư - 05/10/2022 11:19

 

I. Máy đóng đai cầm tay là gì? Phân loại

Máy đóng đai cầm tay là dòng máy đóng đai có thiết kế dạng cầm tay, nhỏ gọn, có thể sử dụng để đóng các loại dây đai nhựa hoặc đai thép. Ứng dụng để đóng đai các kiện hàng, pallet có kích thước lớn.

Sử dụng máy đóng đai cầm tay mang lại nhiều lợi ích, cụ thể:

-Bảo vệ an toàn cho hàng hóa khi được quấn bằng dây đai xung quanh.

-Tiết kiệm thời gian khi phải đóng gói cho những kiện hàng hóa, sản phẩm có kích thước và khối lượng lớn.

-Tăng năng suất lao động nhờ kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, chỉ cần 1 người thao tác.

-Tiết kiệm chi phí do giảm được nhân công, tiết kiệm thời gian đóng gói dây đai cho sản phẩm hàng hóa.

-Tăng doanh số bán hàng, tăng độ an toàn và chuyên nghiệp cho hàng hóa khi được đai.

-Về phân loại, máy đóng đai cầm tay được chia làm các loại chính:

-Máy đóng đai nhựa cầm tay: đóng được các loại đai nhựa như PP,PET…

-Máy đóng đai thép cầm tay: sử dụng để đóng đai các loại dây đai thép, thường sử dụng khí nén để vận hành.

-Máy đóng đai nhựa dùng pin : Sử dụng viên pin để vận hành động cơ và mạch điều khiển, ứng dụng để đóng các loại dây đai PP hoặc PET.

-Máy đóng đai cầm tay dùng khí nén: Sử dụng áp lực khí nén để đóng siết căng dây đai, có loại dùng đai nhựa, có loại dùng đai thép.


II. Cấu tạo của máy đóng đai cầm tay

Tùy thuộc vào từng loại máy mà máy đóng đai cầm tay có kích thước, thiết kế kiểu dáng khác nhau. Tuy nhiên chúng thường bao gồm các bộ phận chính.

-Vỏ máy: Được làm từ chất liệu nhựa, thép hoặc inox. Phổ biến nhất là nhựa. Tác dụng bảo vệ động cơ và các linh kiện bên trong.

-Động cơ: Gồm các linh kiện và mô tơ, giúp quá trình vận hành siết hàn và cắt dây đai được diễn ra thuận tiện.

-Nguồn cấp năng lượng để máy hoạt động: Có thể là nguồn pin hoặc khí nén tùy loại.

-Bộ phận siết dây: Tác dụng cuộn và làm căng dây đai

-Bộ phận hành dây: Tác dụng sinh nhiệt thông qua quá trình ma sát để hàn dây với nhau.

-Bộ phận khóa và cắt dây: Tác dụng cố định vị trí sợi dây đai trước khi và sau khi thực hiện hành động hàn dây. Bộ phận cắt dây được thực hiện ngay lập tức sau khi quá trình hàn dây kết thúc


III. Nguyên lý hoạt động của máy đóng đai cầm tay

Nguyên lý hoạt động của máy đóng đai cầm tay khá đơn giản, chúng bao gồm 2 quá trình chính là: Siết căng dây đai và hàn cắt dây đai.

Quá trình 1- Siết căng dây đai

Thông qua nguồn cấp Pin hoặc khí nén, phần động cơ máy sẽ hoạt động, phần bộ phận siết dây rulo sẽ vận hành để tiến hành siết làm căng dây đai.

Quá trình 2 – Hàn và cắt dây đai

Khi dây đai đã được siết căng đủ lực siết đã được cài đặt ban đầu, máy sẽ cố định dây đai, tạo ma sát tốc độ cao, sinh ra nhiệt để làm cho dây nóng chảy nhựa và kết dính, giúp cố định hai sợi dây đai nhựa lại với nhau. Sau đó tiến hành cắt đi đoạn dây đai thừa.


IV. Ưu Nhược điểm của máy đóng đai cầm tay.

Máy đóng đai cầm tay là dòng sản phẩm máy đóng dây đai được sử dụng khá phổ biến trên thị trường hiện nay để đóng đai các kiện hàng lớn, cồng kềnh. Chúng có các ưu nhược điểm nhất định.


1.Ưu điểm của máy đóng đai cầm tay

Kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, tính linh động cao dễ dàng dic huyển và sử dụng.

Lực siết cực lớn có thể lên đến 10.000N, phù hợp đóng đai các kiện hàng có khối lượng lên đến vài tấn.

Có thể sử dụng pin hoặc khí nén tùy loại


2.Nhược điểm

Giá thành cao hơn so với các loại máy đóng đai thùng dạng bàn

Không phù hợp để đóng đai các hàng hóa mềm, dễ biến dạng như thùng carton.

Năng suất thấp do quá trình đóng đai đai kết hợp nhiều thao tác thủ công.

Bị giới hạn về dung lượng pin.

V. Hướng dẫn chọn mua máy đóng đai cầm tay phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng máy đóng đai cầm tay khác nhau. Đa dạng về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Để chọn mua được máy phù hợp, khách hàng có thể căn cứ vào các tiêu chí sau:


1. Chọn máy đóng đai dùng pin hay dùng khí nén

Nếu các kiện hàng cần đóng gói trải dài trong phạm vi rộng bạn nên ưu tiên chọn mua máy đóng đai cầm tay dùng pin thay vì dùng khí nén. Ngược lại thì nên chọn dùng khí nén.
 


2. Chất liệu dây đai nhựa hay thép

Tùy đặc tính, kích thước, khối lượng của sản phẩm hàng hóa hay yêu cầu của người dùng mà lựa chọn loại dây đai sử dụng là dây đai nhựa hay thép. Từ đó lựa chọn máy đóng đai phù hợp với dây đai. Mỗi loại máy đóng đai chỉ dùng được chất liệu dây đai là nhựa hay thép.


3. Lực siết căng đai

Các máy siết đai cầm tay thường có lực siết căng phổ biến là 2000-3000N. Nếu cần lực siết lớn thì cần chọn loại máy có lực siết cao (khoảng 5500 – 6000N) phù hợp đóng các kiện hàng hóa nặng.


4. Dung lượng pin

Đối với các máy đóng đai dùng pin thì thời gian làm việc của máy cũng như lực siết đai phụ thuộc vào dung lượng của viên pin cũng như số lượng pin đi kèm. Nếu cần một chiếc máy có thể làm việc liên tục thì bạn nên chọn máy có dung lượng pin lớn, thời gian sạc nhanh hoặc tốt nhất nên có ít nhất từ 2 viên pin.


5. Nơi bán uy tín, chế độ bảo hành tốt

Máy đóng đai cầm tay được sử dụng hằng ngày trong quá trình sản xuất nên sẽ phát sinh các lỗi hỏng hoc. Khách hàng, nên chọn mua ở các công ty có hỗ trợ sửa chữa máy nếu xảy ra lỗi trong quá trình sử dụng.
 

gương điện https://guongnhatam.net/mua/mau-guong-den-led-dep/guong-led-cam-ung-thong-minh/
gương điện cảm ứng https://guongtrangtri.net/guong-den-led/
gương treo tường https://guongtreotuong.org/
gương soi https://guongsoi.net/

 


 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây